Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn mua ban xe hoi

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong

Nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong Mô phỏng quá trình bắn của khẩu súng đại bác Trước hết, một ví dụ đơn giản nhất về động cơ đốt trong chính là khẩu súng đại bác. Khẩu súng là một ống hình trụ được bịt kín một đầu. Người ta nhồi thuốc súng vào lòng nòng súng sau đó cho một viên đạn (hình dạng hình trụ có đầu nhọn) để bịt kín hoàn toàn khối thuốc súng. Khi bắn, người ta châm lửa đốt cho khối thuốc súng cháy. Lượng khí sinh ra tức thời rất lớn làm áp suất trong nòng súng tăng mạnh đẩy viên đạn bắn ra khỏi nòng súng. Động cơ của các xe  ôtô chính là một cơ cấu cơ khí tận dụng được năng lượng đó và chuyển hoá thành chuyển động quay cho trục khuỷu của động cơ. Hầu hết các xe ôtô hiện nay đang sử dụng loại động cơ 4 kỳ (do Nicolaus Otto phát minh năm 1867). 4 kỳ của động cơ đốt trong được minh hoạ ở hình 1. Chúng gồm có: - Kỳ hút (nạp) - Kỳ nén - Kỳ cháy (nổ) - Kỳ xả Chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết đang chuyển động lên xuống trong động cơ, đó là pisto

Tìm hiểu kết cấu của hệ thống khóa cửa xe

Kết cấu của hệ thống khóa cửa xe Hình chiếc cửa xe bên trong lớp bọc Trong chiếc xe này, cơ cấu dẫn động khoá cửa điện được lắp đặt phía dưới chốt cửa xe. Một thanh cứng nối cơ cấu với chốt cửa, và một thanh khác nối chốt cửa với một chiếc núm dựng nhô lên phía trên cánh cửa xe. A: Thanh nối với chốt để mở cửa; B: Chốt; C: Cơ cấu chấp hành Khi cơ cấu di chuyển chốt cửa lên, nó nối với tay nắm bên ngoài cửa để có thể mở bằng cơ khí hoàn toàn. Khi chốt cửa sập xuống, tay nắm cửa bên ngoài không được kết nối với hệ thống về mặt cơ khí nên không thể mở được cửa xe. Để mở khoá, khối điều khiển cung cấp nguồn điện cho cơ cấu khoá cửa trong một chốc lát. Bên trong cơ cấu khóa Cơ cấu chấp hành của hệ thống khóa cửa xe  Hệ thống này khá đơn giản. Một mô tơ điện loại nhỏ làm quay một loạt các bánh răng trụ để giảm bớt tốc độ. Bánh răng cuối cùng dẫn động một thanh răng kết nối với thanh giằng cứng. Thanh răng chuyển đổi chuyển động quay của động cơ điện thành chuyển đ

Hoạt động của động cơ ôtô như thế nào?

Bạn đã bao giờ mở nắp ca-pô chiếc ôtô của mình và tự hỏi cái gì xảy ra trong động cơ của nó chưa? Có thể bạn không hiếu kỳ và không muốn biết tường tận điều đó. Thế nhưng khi mua một chiếc xe mới chắc chắn bạn cũng cần phải biết 3.0 V6 hay 2.4 G... nghĩa là gì? “Dual overhead cams” hay “tuned port fuel injection” là thế nào?... Để trả lời cho các câu hỏi trên, chúng ta hãy tìm hiểu về động cơ của ôtô. Mục đích của động cơ ôtô (thường sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu diesel - tạm gọi là động cơ) là chuyển đổi năng lượng sinh ra từ quá trình đốt cháy xăng, dầu thành năng lượng cơ học để chiếc xe của bạn có thể chuyển động được. Do quá trình cháy diễn ra bên trong xilanh nên động cơ này được gọi là động cơ đốt trong. Động cơ Maybach 57 Trên thực tế, có cả loại động cơ đốt ngoài. Ví dụ như động cơ hơi nước sử dụng trên xe lửa cổ điển là loại động cơ đốt ngoài. Loại nhiên liệu như than, gỗ, dầu, ... được sử dụng trên động cơ hơi nước để tạo ra nhiệt năng đun nước sôi thành hơi

Những phương pháp khóa và mở khóa phổ biến

Những điểm mấu chốt của hệ thống khóa cửa xe.  Cơ chế để mở những chiếc khoá cửa xe của bạn thực sự rất thú vị. Nó phải thực sự rất tin cậy vì một đời xe cần phải thực hiện hàng chục nghìn lần thao tác đóng mở cửa xe. Khi đọc những dòng dưới đây, bạn sẽ biết cái gì buộc cho khoá cửa xe phải đóng và mở. Khoá cửa xe có thể bằng bàn phím, hệ thống khoá không chìa (keyless entry), hệ thống khoá cơ khí bình thường hoặc hệ thống kết hợp những phương pháp đó lại, và thậm chí những chiếc xe hiện nay có thể có bốn đến sáu cách khoá cửa. Với các hệ thống khóa hiện đại, bạn chỉ cần một thao tác bấm rất đơn giản để mở cửa nhưng những gì xảy ra trong cơ cấu thì khá phức tạp. Những phương pháp khóa và mở khóa phổ biến Hiện nay có 6 cách khóa và mở khóa phổ biến trên các dòng xe: - Bằng chìa khoá - Bằng cách ấn nút “unlock” trong xe - Bằng khoá mã (khoá số) bên ngoài - Bằng cách kéo chiếc núm phía trên, bên trong cửa xe - Bằng điều khiển từ xa - Bằng tín hiệu từ bảng điề

Những biện pháp cải thiện tính năng khí động học

Bài viết trước chúng ta đã đọc bài "tìm hiểu về khí động cơ học ô tô". Qua bài viết đó, chúng ta thấy rằng ô tô khi chuyển động phải chịu rất nhiều lục cản. Chúng ta khắc phục lực cản đó thế nào? Cùng tìm hiểu về biện pháp khắc phục, cải thiện tính năng khí động cơ. Những biện pháp cải thiện tính năng khí động học Để cải thiện tính năng khí động học, giảm thiểu hệ số cản Cd, người ta thường dùng các biện pháp sau đây: Cánh đuôi: Vào đầu những năm 60, các kỹ sư của Ferrari đã khám phá ra rằng, bằng cách gắn thêm một tấm cản (chúng ta gọi đơn giản là CÁNH) vào đuôi phía sau, lực nâng có thể giảm đáng kể hoặc thậm chí phát sinh lực nén. Trong khi đó, lực cản chỉ tăng một lượng rất nhỏ. Cánh có tác dụng hướng phần lớn luồng không khí trên mui xe thoát thẳng ra phía sau mà không quẩn trở lại, vì thế, làm giảm lực nâng. Nếu tăng góc độ của cánh thì có thể làm tăng lực nén thậm chí tới 100kg. Khi đó, chỉ có một luồng không khí rất nhỏ chạy ra phía sau và quẩn dưới đ

Tìm hiểu về khí động cơ học ô tô

Chắc rằng trong chúng ta, ai cũng đã có dịp ngắm nhìn những chiếc xe đủ kiểu dáng, đủ màu sắc chen chúc trong “dòng sông ôtô” khi đường tắc hoặc thấy chúng bám đuôi nhau lao vun vút trên đường cao tốc. Nhưng có lẽ ít ai hiểu rõ, khi chuyển động, nhất là ở tốc độ cao, ôtô đã chịu tác động của những lực nào. Theo lý thuyết thì khi chuyển động, ôtô phải khắc phục nhiều loại lực cản: lực cản lăn, lực quán tính, lực ma sát và nhất là lực cản của gió khi xe lao như bay về phía trước. Lực cản lăn liên quan đến chất lượng mặt đường, chất lượng săm lốp. Lực quán tính liên quan đến khối lượng và gia tốc của xe. Lực ma sát liên quan đến vật liệu, công nghệ chế tạo và dầu mỡ bôi trơn. Còn lực cản của gió lại liên quan đến hình dạng khí động học và tốc độ của xe. Đây cũng là loại lực cản phức tạp nhất mà chúng tôi muốn đề cập đến trong bài này. Lực cản khí động học Hiệu quả khí động học của một chiếc xe được xác định bởi hệ số cản (Cd) của nó. Nói một cách đơn giản, hệ số cản

Phân loại dầu bôi trơn bánh răng

Bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về " tính năng cơ bản của dầu bôi trơn truyền động". Để tìm hiểu sâu hơn về dầu bôi trơn, chúng ta cùng tìm hiểu về các loại dầu bôi trơn. Phân loại dầu bôi trơn bánh răng Dầu bôi trơn bánh răng (dầu hộp số hay dầu truyền động) phân loại theo tiêu chuẩn SAE.J300: phân loại theo độ nhớt centiStock ở 100°C thành 6 loại như bảng 1. Loại dầu Độ nhớt cSt ở 100°C Min Max 75W 4,2 - 80W 7,0 - 85W 11,0 - 90W 13,5 <24,1 140W 24,0 <41,0 250W 41,0 - Bảng 1:Phân loại theo tiêu chuẩn SAE.J300 Trên cơ sở 6 loại dầu trên, người ta có thể pha chế dầu đa năng, ví dụ dầu bánh răng Shell Advance GL-5, 80W-90 chẳng hạn. Dầu truyền động (dầu bánh răng) còn phân loại theo cấp phẩm chất API thành 6 nhóm theo điều kiện sử dụng cụ thể (bảng 2). Cấp phẩm chất Phạm vi sử dụng GL1 Dùng cho hệ thống truyền động bánh răng hình trụ, trục vít, bánh răng côn xoắn, tải trọng nhỏ. GL2 Dùng cho hệ thống truyền động như nhóm 1 nhưng trụ t

Tính năng cơ bản của dầu bôi trơn truyền động

Nói đến dầu bôi trơn, người ta thường hay nghĩ ngay đến dầu nhờn dùng cho động cơ, ít khi nghĩ đến dầu bôi trơn dùng cho hệ truyền động, dù rằng loại dầu bôi trơn này cũng có nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi tính năng đa dạng có lúc còn cao hơn cả dầu bôi trơn dùng cho động cơ. Tính năng cơ bản của dầu truyền động Hệ thống truyền động của ôtô có chức năng truyền mômen dẫn động từ động cơ (động lực nguồn) đến các bánh xe chủ động. Tùy theo kiểu loại xe mà cơ cấu truyền động thay đổi nhưng bao giờ cũng bao gồm các bộ phận cơ bản sau: - Hộp số kiểu bánh răng (hộp số cơ) hoặc hộp số tự động (bánh răng hành trình) hay hộp số vô cấp (đai và bánh côn). - Trục các đăng dẫn động cầu xe. - Cầu trước và cầu sau… Hệ thống truyền lực Audi TT 3.2 Trong tất cả các cơ cấu trên, ngoại trừ ly hợp, đều dùng bánh răng các loại để truyền lực. Vì vậy, dầu dùng để bôi trơn hệ truyền lực như dầu hộp số, dầu cầu xe, dầu hộp trợ lực tay lái… thực chất là các loại dầu bôi trơn bánh răn

Giải thích số khung xe - VIN trên xe của bạn

VIN (Vehicle Identification Number) là số khung xe nhưng trên thực tế nó chứa đựng các thông tin chi tiết để nhận dạng chính xác loại xe của bạn và loại động cơ lắp trên đó. Số VIN của xe tương tự như ADN trên người nên từ đó ta có thể biết được nguồn gốc của xe. Lịch sử số VIN Vào giữa những năm 1950, các nhà sản xuất xe ở Mỹ bắt đầu đóng số VIN lên khung xe và phụ tùng với mục đích mô tả chính xác các chi tiết của xe trong dây chuyền sản xuất đại trà do số lượng và chủng loại xe sản xuất ra quá lớn. Những số VIN đầu tiên có nhiều kiểu ký hiệu khác nhau tuỳ thuộc vào hãng ôtô. Đầu những năm 1980, Cơ quan Quốc gia về An toàn Giao thông trên xa lộ (National Highway Traffic Safety Administration) bắt đầu yêu cầu các loại xe phải có số VIN gồm 17 ký tự. Điều này đã hình thành hệ thống số VIN cho các nhà sản xuất xe và nó tạo nên một mạng “ADN” riêng biệt mỗi loại xe riêng. Số VIN được ban hành chính thức theo tiêu chuẩn ISO 3779 vào tháng 2 năm 1977 và sửa lần cuối và